Exclusive

Bên trong những con đường buôn người mà người Việt sử dụng để vào Anh

Ngày nay, các vùng thôn quê xung quanh huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An  bình yên hơn rất nhiều, vì đa số thanh niên đã phải "đi lậu" ra nước ngoài để làm việc và gửi tiền về quê hương.

Họ bước chân vào hành trình này với hy vọng có thể có được một cuộc sống sung túc hơn - và thực sự, họ có lý do để tin vào giấc mơ đó.

Rất nhiều những ngôi nhà mới khang trang đang được xây dựng ở những nơi như Yên Thành - trước đây cũng là một vùng quê nghèo, nay được gọi là 'Làng Tỷ Phú' do người thân đang làm việc ở nước ngoài chuyển tiền về.

Có thể dễ hiểu vì sao việc vay tiền để bản thân “bị buôn lậu” ra nước ngoài lại là một hình thức 'đầu tư' hấp dẫn như vậy - đúng, nó có rủi ro rất cao, nhưng nếu thành công, cơ hội kiếm tiền cũng rất lớn.

ITV News Correspondent Peter Smith reports from Malta. Credit: ITV News

Chi phí để đi đến Anh dao động từ 16.000 USD  nếu đi qua các nước trung gian như Hungary hoặc Romania, đến 37.000 USD nếu bay thẳng vào Anh bằng visa du lịch.

Nhiều người tin rằng nếu họ đến được Vương quốc Anh để làm việc một cách chăm chỉ với nhiều giờ làm việc mỗi ngày, 7 ngày một tuần - thì cuộc sống của họ và gia đình có thể thay đổi. Nếu họ sống tằn tiện và nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, họ có thể trả nợ trong vài năm, sau đó bắt đầu tiết kiệm cho gia đình.

Đó là một sự hy sinh của bản thân, và tất nhiên họ tự nguyện làm điều này. Thật đáng trân trọng.

Tuy nhiên, họ không hay biết rằng bản thân mình đang phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột rất lớn.

Những người rời khỏi quê hương an toàn luôn tin rằng họ có thể tin tưởng vào môi giới – là những người Việt ở địa phương, những người hứa hẹn với họ cả thế giới, nhưng họ thường chỉ qua đến được châu Âu, và sau đó đôi khi bị các băng đảng từ các quốc gia khác nhau bán trên đường đi.

Phụ nữ - đặc biệt là phụ nữ trẻ - có nhiều nguy cơ bị cưỡng hiếp và ép buộc vào ngành công nghiệp tình dục hơn nếu các băng đảng tin rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ cách đó.

Đàn ông có thể bị buộc phải làm việc tại các trang trại cần sa, nơi chúng tôi đã nghe thấy bằng chứng về việc các băng đảng đặt trách nhiệm lên gia đình người đó để tìm người thay thế họ trong trang trại trước khi các băng đảng cho phép họ về nước.

Malta là một trong số các quốc gia được các đại lý quảng cáo như một điểm vào châu Âu. Credit: ITV News

Ngay cả khi đó không phải là hoạt động mại dâm tàn bạo hay trồng cần sa, các băng nhóm tội phạm có tổ chức đều biết rằng họ sẽ được hưởng lợi từ nguồn lao động giá rẻ hiện được cung cấp cho các tiệm làm móng, nhà hàng và sòng bạc. Những người “đi chui” sẽ phải làm việc nhiều giờ với mức lương thấp hơn mức lương hợp pháp tối thiểu rất nhiều.

Họ cũng có thể sẽ bị nhồi nhét cùng với những người khác trong những căn hộ nhỏ, tiền thuê nhà sẽ bị trừ vào tiền lương của họ. Họ có thể tin rằng mình may mắn khi kiếm được nhiều tiền hơn mức có thể ở quê nhà, nhưng họ không biết mình đang bị lợi dụng bởi những người đang cố gắng kiếm càng nhiều tiền càng tốt từ sự tuyệt vọng của họ.

Ngoài ra, còn có một nguồn thu nhập đáng kể khác cho các băng nhóm trong việc chuyển tiền.

Bất cứ ai bị chúng buôn lậu sang Anh đều muốn gửi một phần số tiền kiếm được về nhà cho gia đình, nhưng họ không thể gửi qua các dịch vụ chuyển tiền chính thống vì họ không có giấy tờ tùy thân và họ không thể cho biết tiền đến từ đâu.

Vì vậy, họ một lần nữa phải nhờ đến các băng nhóm tội phạm tương tự để thay mặt họ chuyển số tiền đó. Và tất nhiên, các băng đảng tính phí cho dịch vụ đó, lấy đi một khoản đáng kể trong số tiền gửi.

Với hàng nghìn người Việt Nam gửi tiền qua các băng đảng mỗi  lần thì đây thực sự là một khoản lợi nhuận cực lớn.

Tất cả những điều đó đều là một phần trong mạng lưới tội phạm có tổ chức nghiêm trọng. Chúng tàn nhẫn và chúng có một khả năng kỳ lạ là liên tục tìm ra những cách thức mới để kiếm lợi nhuận từ những người mà họ coi không hơn gì một ‘món hàng’.


To read ITV News' Correspondent Peter Smith's full blog in Vietnamese click the link here


Đây là cách chúng hoạt động và đó thực sự là một ngành công nghiệp lớn.

Món nợ của những người vay tiền để ‘đi lậu ra nước ngoài’ cũng có thể trở thành một ‘cái bẫy không lối thoát' cho chính bản thân họ.

Gần đây, chúng tôi đã gặp những người đã trả hàng chục nghìn bảng Anh cho một ‘môi giới’, người nói với họ rằng họ có thể sử dụng thị thực sinh viên để vào Malta một cách hợp pháp, sau đó đi du lịch vòng quanh châu Âu đến bất cứ nơi nào họ muốn.

Điều này hoàn toàn không đúng.

Khi đến Malta, hộ chiếu của họ đã bị cảnh sát thu giữ.

Lối thoát duy nhất của họ là sử dụng hộ chiếu giả hoặc hộ chiếu 'mượn' - và không ngoài dự đoán, các băng đảng đã tính thêm phí cho dịch vụ đó.

Tuy nhiên, hàng chục người đã bị cảnh sát phát hiện và hiện đang ngồi tù chờ bị trục xuất.

Người Việt trả tiền để được đưa lậu vào châu Âu có nguy cơ bị bóc lột rất cao. Credit: ITV News

Những người ở lại đều sống trong sợ hãi.

Trở về Việt Nam bây giờ không phải là một lựa chọn vì họ sẽ mang theo khoản nợ về nước. Tuy nhiên, nếu họ cố gắng tiếp tục vào châu Âu để làm việc và gửi tiền về nhà, họ có nguy cơ bị bắt và bị cấm xuất nhập cảnh.

Họ không có cách lựa chọn tốt nào trong tình huống này, và bằng cách này hay cách khác, họ vẫn phải tìm cách trả lại số tiền đã vay nếu không gia đình họ có nguy cơ mất đất, mất nhà ở Việt Nam.

Ngay cả khi họ đến được Châu Âu để cố gắng đến Vương quốc Anh, thì việc vượt qua eo biển Manche vẫn cực kỳ nguy hiểm.

Những chiếc thuyền nhỏ tồi tàn rách nát quá đông đúc chật chội. Chúng thường bị lật úp trên biển trước khi đến được nước Anh.

Không ai ở Việt Nam muốn trải qua sự sỉ nhục khi di chuyển như thế này.

Những người Việt Nam mà chúng tôi gặp đaz tâm sự lặp đi lặp lại với chúng tôi rằng họ mong muốn có những con đường an toàn và hợp pháp hơn vào Vương quốc Anh.

Người dân Việt Nam nói với ITV News rằng việc trở về nước không phải là một lựa chọn. Credit: ITV News

Họ mong muốn chính phủ Anh tạo thêm cơ hội để họ nộp đơn xin thị thực hợp pháp, để họ không phải tiếp tục gánh chịu những rủi ro này với những kẻ buôn người. Vương quốc Anh đang thiếu lao động và dân số đang ngày càng già đi. Những người lao động Việt Nam hoàn toàn có thể sang làm việc nếu có cơ hội.

Họ biết đi cùng những kẻ buôn lậu là bất hợp pháp, họ biết điều đó có thể khiến họ phải trả giá bằng mạng sống, nhưng nếu ở lại nông thôn Việt Nam, họ lo sợ sự nghèo đói sẽ đeo bám ám ảnh họ, và họ để lại cho con cái sau này chẳng có gì ngoài các khoản nợ ngày càng chồng chất.

Ra nước ngoài là cơ hội để họ thay đổi cuộc sống, kiếm được số tiền vượt xa những ước mơ điên rồ nhất của họ. Và vì vậy, nếu thuyền là lựa chọn duy nhất, họ vẫn sẽ lựa chọn để đi.

Có điều gì đó ở đây gợi nhớ về Cuộc chiến chống ma túy.

Các chính phủ phương Tây đã chi hàng tỷ USD cho “cuộc chiến” này, cuộc chiến này rõ ràng rất tốn kém và cuối cùng là “không thể phân thắng bại”.

Người ta cũng có thể nói về ‘cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp’.

Tiền đang được ném vào ‘cuộc chiến này’. Các nguồn lực đang được sử dụng hết mực để tạo ra những rào cản khó hơn và những biện pháp răn đe nghiêm khắc hơn.

Nhưng không có biện pháp nào thực sự hiệu quả. Ngay cả cái chết của 39 người Việt Nam trong xe tải đông lạnh cũng không làm chậm lại hoạt động buôn lậu người này.

Khi cái chết không còn là yếu tố ngăn cản, các chính phủ phải suy nghĩ lại về chính sách và xem xét phương thức hiệu quả hơn để ứng phó với cuộc khủng hoảng này.

Cơ chế hiện tại chỉ tiếp tay tích cực cho các băng nhóm tội phạm có tổ chức nghiêm trọng, đưa lại nguồn lợi nhuận khủng cho chúng. Trong khi đó, cái giá mà những người muốn ‘đi lậu ra nước ngoài’ phải trả là quá cao để vào Anh dù bằng cách này hay cách khác. Chính phủ Anh cần có hành động ngay, nếu không sự bối rối về mặt chính trị từ thất bại này sẽ khiến chính phủ Anh phải trả giá đắt.


Want a quick and expert briefing on the biggest news stories? Listen to our latest podcasts to find out What You Need To Know…